Nguy cơ vô sinh ở người trưởng thành mắc tinh hoàn ẩn

Tinh hoàn ẩn là dị tật bẩm sinh thường gặp ở bé trai, chiếm khoảng 3% – 4% trẻ sơ sinh. Ở người trưởng thành, nếu không được phát hiện và điều trị sớm, bệnh lý này có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là vô sinh và ung thư tinh hoàn.

Mục lục

1. Tinh hoàn ẩn là gì?

Trong giai đoạn bào thai, tinh hoàn hình thành ở vùng bụng, gần thận. Đến tháng thứ 8 của thai kỳ, tinh hoàn sẽ di chuyển xuống bìu. Tuy nhiên, ở một số trẻ, một hoặc cả hai tinh hoàn không di chuyển hoàn toàn xuống bìu mà “mắc kẹt” tại bụng, ống bẹn hoặc chỉ xuống bìu một phần. Đây chính là tình trạng tinh hoàn ẩn.

Có nhiều vị trí tinh hoàn ẩn, bao gồm:

  • Trong ổ bụng

  • Lỗ bẹn sâu

  • Ống bẹn

  • Ngoài lỗ bẹn nông

Nếu tinh hoàn nằm trong bụng, bác sĩ không thể sờ thấy qua thăm khám. Khoảng 90% trường hợp chỉ bị ẩn 1 bên, 10% còn lại bị cả hai bên.

2. Tinh hoàn ẩn ở người trưởng thành

Thông thường, tinh hoàn sẽ tự di chuyển về bìu trước khi trẻ được 3 tháng tuổi. Nếu sau 6 tháng mà tinh hoàn vẫn chưa xuống bìu, khả năng tự di chuyển là rất thấp, cần can thiệp y tế. Đặc biệt, sau 1 tuổi, tinh hoàn ẩn có nguy cơ teo nhỏ, xơ hóa, mất chức năng và dễ phát sinh biến chứng.

Đối với người trưởng thành, tinh hoàn ẩn thường đã bị teo, mất khả năng sinh tinh và có nguy cơ cao chuyển thành ung thư tinh hoàn (nguy cơ ung thư cao gấp 40 lần so với người bình thường). Vì vậy, phẫu thuật cắt bỏ tinh hoàn ẩn hoặc di chuyển tinh hoàn về bìu là chỉ định cần thiết, tùy từng trường hợp.

Biểu hiện của tinh hoàn ẩn ở người lớn gồm:

  • Sờ bìu không thấy tinh hoàn hoặc chỉ có một bên

  • Có khối bất thường ở vùng bẹn

  • Bìu kém phát triển rõ rệt nếu tinh hoàn nằm cao trong ổ bụng

3. Tinh hoàn ẩn có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản?

Câu trả lời là . Tinh hoàn ẩn làm giảm kích thước ống sinh tinh, tăng nguy cơ xơ hóa và suy giảm chất lượng tinh trùng.

  • Tinh hoàn ẩn 1 bên: Vẫn có khả năng có con nếu bên còn lại phát triển bình thường, nhưng tiềm ẩn nguy cơ ung thư, giảm nội tiết tố nam.

  • Tinh hoàn ẩn 2 bên: Nguy cơ vô sinh rất cao. Đa số trường hợp không có tinh trùng, nồng độ testosterone giảm mạnh gây suy sinh dục, thể trạng yếu, giảm ham muốn tình dục.
    tinh hoàn ẩn

4. Điều trị tinh hoàn ẩn bằng phẫu thuật

Phẫu thuật hạ tinh hoàn là phương pháp điều trị tiêu chuẩn, nên thực hiện khi trẻ được từ 6 tháng đến 1 tuổi để giảm nguy cơ vô sinh và ung thư. Với người trưởng thành, phẫu thuật cần tiến hành càng sớm càng tốt để:

  • Loại bỏ nguy cơ ung thư hóa

  • Bảo tồn tinh hoàn (nếu có thể)

  • Ổn định nội tiết tố nam

Tinh hoàn ẩn nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ làm tăng cao nguy cơ vô sinh và ung thư tinh hoàn ở nam giới trưởng thành. Do đó, nếu nghi ngờ bản thân mắc bệnh, hãy đi khám chuyên khoa Nam học – Tiết niệu càng sớm càng tốt để được chẩn đoán và can thiệp đúng lúc.

Xem thêm các bài viết khác tại đây

THÔNG TIN LIÊN HỆ
—————————————–
🔰Hotline: 0358 828 604 – 0943.227.581

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *